Trà sữa là thức uống khoái khẩu của nhiều mẹ nên thắc mắc bầu 12 tuần uống trà sữa được không là điều mà các mẹ quan tâm. Cùng tìm hiểu nhé!
Xem thêm: bầu 12 tuần nên bổ sung thuốc gì




Thành phần chính trong trà sữa
Thành phần chính có trong trà sữa bao gồm:
Trà: Trà được dùng trong trà sữa chủ yếu là các loại trà đen, trà xanh và trà ô long giúp bổ sung các chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm và chống ung thư. Tuy nhiên, để trà có thêm hương vị đặc trưng nhằm thu hút người mua, nhiều người bán thường tẩm thêm hương liệu như hương nhài, hương sen,… không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có nguy cơ chứa các hóa chất độc hại, gây hại đến sức khỏe.
Sữa: Thay vì dùng các loại sữa tươi, sữa đặc để cung cấp canxi, vitamin D và protein tốt cho sức khỏe, hầu hết các loại trà sữa trên thị trường đều dùng 1 loại thực phẩm có tên là kem béo để thay thế cho các loại sữa bởi giá thành rẻ và có thể làm tăng hương vị cho trà sữa.
Trân châu: Một nguyên liệu không thể thiếu trong trà sữa đó là trân châu, được làm từ 80% là tinh bột, còn lại là đường cô đặc và hương liệu thực phẩm. Việc ăn trân châu khiến cơ thể bị no, làm mất cảm giác thèm ăn và cơ thể sẽ không thể nạp thêm các chất dinh dưỡng khác.
Đường: Lượng đường tiêu thụ trong một ngày của mỗi người chỉ nên dao động trong khoảng từ 40 – 50g. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong 1 ly trà sữa đã vượt mức cho phép này.
Xem thêm: gold dha có tốt không




Mang thai 12 tuần uống trà sữa được không?
Thực chất mẹ có thể uống trà sữa trong thời gian đầu thai kỳ, tuy nhiên mẹ chỉ nên tiêu thụ với lượng thật nhỏ để giảm cảm giác thèm thức uống này và để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi mẹ nhé. Nếu có thể, mẹ hãy hạn chế nhất việc uống trà sữa trong thai kỳ, đặc biệt là trong 12 tuần đầu bởi những nguyên nhân sau đây:
Thành phần trong kem béo chủ yếu là dầu thực vật hydro hóa không có lợi cho sức khỏe. Nếu mẹ nạp vào cơ thể một lượng lớn dầu thực vật hydro hóa sẽ gây nguy hại cho cơ thể như gây tắc nghẽn mạch máu, làm tăng cholesterol… Mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp, mắc các bệnh về tim mạch… ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Hàm lượng đường có trong trà sữa đã vượt mức lượng đường cần thiết mà mỗi người nên nạp vào cơ thể mỗi ngày. Nếu mẹ bầu uống quá nhiều trà sữa, lượng đường hấp thu có nguy cơ vượt ngưỡng cho phép sẽ gây tiểu đường thai kỳ.
Trong trà sữa thường có trân châu. Việc ăn nhiều các loại trân châu làm từ các hóa chất độc hại sẽ khiến thai nhi phát triển không bình thường. Vì vậy mẹ bầu nên hạn chế ăn trân châu thậm chí là không ăn để đảm bảo cho sức khỏe cả mẹ và bé một cách tốt nhất.
Xem thêm: cách uống sắt canxi và dha cho bà bầu




Những loại trà tốt cho mẹ bầu
Thay vì uống trà sữa các mẹ bầu nên bổ sung các loại trà tốt cho sức khỏe thai kỳ sau đây mẹ nhé:
Trà táo đỏ: Trà táo đỏ rất giàu sắt lại có hương vị thơm ngon, dễ uống, ngọt nhẹ tự nhiên nên rất tốt cho mẹ bầu. Mẹ bầu có thể hãm táo đỏ, nấu thành canh hoặc ăn táo đỏ trực tiếp đều rất tốt cho thai kỳ.
Trà bạc hà: Trong 12 tuần đầu mẹ bị ốm nghén thì trà bạc hà thực sự là cứu tinh. Hương thơm bạc hà giúp mẹ cải thiện tình trạng buồn nôn, giảm ốm nghén trong quá trình mang thai. Trà bạc hà rất giàu chất xơ và các chất này có tính làm dịu giúp cho các cơ dạ dày thư giãn và tiêu hóa tốt hơn.
Trà gừng: Trong trà gừng có chứa hai hợp chất đó là gingerols và shogaols tác tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm cảm giác buồn nôn trong thai kỳ và đặc biệt với tính cay nồng trà gừng con có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên mẹ chỉ nên dùng 1 gram gừng mỗi ngày để an toàn cho sức khỏe.
Ngoài ra, mẹ cũng nên xây dựng chế độ ăn uống thật khoa học, cân đối trong thai kỳ kết hợp với việc bổ sung axit folic, DHA, loại sắt và canxi nào tốt cho bà bầu đầy đủ để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tốt nhất cho thai nhi phát triển toàn diện.


Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề "bà bầu 12 tuần có được uống trà sữa không" mà mẹ cần ghi nhớ. Tốt nhất là bà bầu không nên uống trà sữa, vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Hãy lựa chọn các loại thức uống bổ dưỡng khác và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để mang đến sức khỏe tốt cho chính bản thân và thai nhi.


Bài viết khác cùng Box :