Khác với bà bầu mang thai 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối có sự thay đổi rõ rệt thể chất và tinh thần. Tâm lí và tinh thần của mẹ bầu vô cùng nhạy cảm và rất dễ bị stress. Cùng tìm hiểu nguyên nhân mẹ bầu dễ bị stress khi mang thai 3 tháng cuối là gì và cần làm gì để ổn định tinh thần giúp mẹ vượt cạn thuận lợi và an toàn.
Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối ngừa thiếu máu
Biểu hiện bà bầu 3 tháng cuối bị stress
Một số dấu hiệu của mẹ bầu bị stress trong 3 tháng cuối mẹ bầu cần lưu ý:
Luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, cáu gắt, không thoải mái.
Nổi giận vô cớ với những chuyện rất nhỏ.
Stress, lo âu và mệt mỏi kéo dài.
Bà bầu quá lo lắng cho sự an toàn của thai nhi.
Dễ khóc, dễ xúc động là biểu hiện điển hình của trầm cảm khi mang thai.
Mẹ bầu cảm thấy không còn hứng thú với bất kỳ thứ gì kể cả những thứ mà trước đây bản thân rất yêu thích.
Dễ kích động, thiếu linh hoạt hơn trước đây.
Mẹ bầu không có cảm xúc, không muốn gần gũi với chồng.
Có một thời gian mất ngủ hoặc khó ngủ kéo dài.
Có xu hướng tự cô lập, ngại tiếp xúc với những người xung quanh kể cả người thân.
Thai phụ không đi khám thai định kỳ, có ý chống đối với bác sĩ.
Thích sử dụng rượu bia, hút thuốc.
Bà bầu có khả năng tập trung kém, nhịp tim tăng nhanh, thỉnh thoảng choáng ngất.
Xem thêm: loại sắt và canxi nào tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Nguyên nhân gây stress khi mang thai 3 tháng cuối
Stress khi mang thai 3 tháng cuối là tình trạng khá phổ biến và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Trong giai đoạn này mẹ quá lo lắng cho quá trình chuyển dạ sắp tới. Vượt cạn là dấu mốc vô cùng quan trọng đối với bất kì mẹ bầu nào khi mang thai. Rất nhiều mẹ lo lắng quá độ về việc có chuyển dạ thuận lợi hay không, con có chào đời khỏe mạnh hay không, con có đủ cân hay không, mẹ có gặp vấn đề gì hay không…Tất cả những điều trên đều có thể khiến mẹ bị stress nếu suy nghĩ quá nhiều.
Xen lẫn với sự háo hức là cảm giác mệt mỏi, nặng nề khiến mẹ bầu trở nên cáu gắt hơn. Mẹ bầu 3 tháng cuối đã rất nặng nề, việc đi lại hay nằm ngồi cũng rất khó khăn khiến mẹ bầu dễ mệt mỏi hơn làm cho không ít mẹ cảm thấy khó chịu, cáu gắt, mệt mỏi.
Những thay đổi trong cơ thể như cơ thể mẹ bầu bắt đầu xuất hiện các vết rạn vì tăng cân nhiều, khuôn mặt thay đổi, da rạn, mũi bè hơn…đều khiến mẹ cảm thấy buồn, tự ti và có thể stress
Cơ thể xồ xề không mặc vừa những bộ đồ yêu thích
Trong thời gian mang thai, tâm lý mẹ bầu rất nhạy cảm. Sự đồng tình, ủng hộ của người thân trong gia đình đối với việc mang thai của mẹ có vai trò rất quan trọng. Nếu không nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ chồng và người thân thì mẹ bầu dễ bị căng thẳng kéo dài, dễ bị stress khi mang thai hơn.
Nhiều mẹ bầu phải lo lắng về vấn đề tài chính như tiền sinh hoạt, tiền nuôi con, nợ nần. Điều này khiến mẹ mệt mỏi, lo lắng và rất dễ dẫn đến stress khi mang thai.
Xem thêm: Mẹ bầu uống 2 viên canxi cùng lúc được không
Cách chăm sóc sức khỏe mẹ bầu 3 tháng cuối
3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu đặc biệt chú ý đến dinh dưỡng, nghỉ ngơi. Điều này còn giúp cơ thể mẹ bớt mệt mỏi, có đủ dưỡng chất để sẵn sàng vượt cạn. Theo đó, mẹ bầu cần lưu ý:
Mẹ bầu nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế làm việc căng thẳng hoặc quá sức sẽ không tốt cho sức khỏe và tinh thần của cả mẹ và bé.
Luôn giữ tinh thần thoải mái, hướng tới những điều tốt đẹp, chia sẻ với chồng và người thân những điều còn vướng mắc để có thể giúp tinh thần vui vẻ hơn.
Mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng với các bài tập yoga, đi bộ hoặc tập kegel để giúp cơ sàn chậu trở nên săn chắc hơn.
Thai phụ nên nằm nghiêng sang trái khi ngủ, dùng gối dành cho mẹ bầu để cảm thấy thoải mái và có một giấc ngủ ngon hơn.
Mẹ nên mang giày đế thấp để giảm đau lưng, chuột rút và tránh té ngã.
Mẹ không nên uống nhiều nước vào buổi tối vì sẽ khiến ban đêm phải dậy đi tiểu nhiều lần ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Mẹ không nên uống bia rượu và đồ chứa caffeine, tránh xa khói thuốc lá và chất gây nghiện.
Tham gia một lớp học tiền sản để tìm hiểu về dấu hiệu sinh, cách chăm sóc em bé sơ sinh và các vấn đề khác.
Các mẹ bầu cần duy trì chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất quan trọng với hoạt động của hệ thần kinh: Sắt, canxi, DHA, magie, vitamin nhóm B, … Đủ chất là yếu tố quan trọng giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Xem thêm: bầu uống sắt và canxi đến khi nào
Hy vọng những thông tin trên đã mang đến cho các mẹ bầu những kiến thức bổ ích để tránh những rủi ro mà stress khi mang thai có thể gây ra. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và thuận lợi đón em bé chào đời.
Bài viết khác cùng Box :
- Mẹ bị táo bón sau sinh mổ nên ăn gì để mau khỏi?
- Các cách kích thích chuyển dạ nhanh nhất dành cho mẹ bầu
- Ăn gì để nhanh chuyển dạ? Top 7 thực phẩm hỗ trợ giục sinh
- Sau sinh mổ kiêng ăn gì để không bị sẹo?
- Bà đẻ có ăn xì dầu được không?
- Bà đẻ ăn tỏi được không?
- Yakult có tốt cho bà bầu không?
- Bà bầu ăn hoa thiên lý có tốt không?
- Mang thai 12 tuần uống trà sữa được không?
- Bà bầu có nên ăn trứng cút lộn không?
Tags: