Trồng răng giả có đau không là băn khoăn của nhiều người, nhất là những người có cơ địa nhạy cảm và chịu đau kém. Để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn khi trồng răng, bạn đọc nên trang bị thông tin về vấn đề này trong bài viết sau đây.
Trồng răng giả có đau không?
Trồng răng giả là giải pháp dành cho những trường hợp mất răng vĩnh viễn vì nhiều lý do khác nhau như viêm nha chu, sâu răng nặng, răng bị hoại tử, chấn thương,… Răng vĩnh viễn sau khi rụng/ nhổ bỏ sẽ không thể mọc lại răng mới. Do đó, trong tất cả các trường hợp, bạn phải trồng răng giả để giải quyết vấn đề thẩm mỹ và ăn nhai.
Ngoài những vấn đề như chi phí, ưu nhược điểm, quy trình,… không ít người quan tâm đến mức độ đau khi trồng răng giả. Vậy, trồng răng giả có đau hay không?. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp trồng răng giả được áp dụng. Trong đó, làm hàm giả tháo lắp là phương pháp không xâm lấn. Do đó, phương pháp này hoàn toàn không gây đau khi thực hiện.
Đối với làm cầu răng sứ và trồng răng Implant, quá trình thực hiện sẽ có sự hỗ trợ của thuốc gây tê. Dù vậy, bạn vẫn sẽ gặp phải tình trạng đau nhức khi thực hiện. Cầu răng sứ không xâm lấn vào mô nướu hay xương mà chỉ phải mài một lớp mỏng bên ngoài. Quá trình mài răng sẽ gây ra cảm giác ê buốt và khó chịu ở mức độ nhẹ.
Trồng răng Implant là phương pháp trồng răng giả hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này xâm lấn vào xương hàm và mô nướu nên sẽ có mức độ đau hơn. Mặc dù trong quá trình thực hiện có sự hỗ trợ của thuốc tê nhưng sẽ khó tránh khỏi cảm giác đau nhức, khó chịu.
Xem thêm: bọc răng sứ emax giá bao nhiêu
Mức độ đau khi trồng răng giả sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
Phương pháp trồng răng giả: Như đã đề cập, trồng răng giả có nhiều phương pháp khác nhau. Mức độ đau sẽ phụ thuộc vào phương pháp bạn lựa chọn. Trong đó, làm hàm giả tháo lắp hoàn toàn không gây đau, làm cầu răng sứ gây ê buốt và đau nhức nhẹ. Riêng trồng răng Implant có mức độ đau nhiều hơn và thường đi kèm với hiện tượng chảy máu.
Số lượng răng giả: Ngoài phương pháp trồng răng, số lượng răng giả cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đau. Số lượng răng giả tỷ lệ thuận với mức độ đau và thời gian thực hiện. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ sử dụng lượng thuốc tê tương ứng với thời gian trồng răng nên bạn không cần phải lo lắng quá mức.
Tay nghề của bác sĩ: Tay nghề của bác sĩ là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến mức độ đau khi trồng răng giả. Các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm thường thực hiện khá nhẹ nhàng, ít đau và mức độ xâm lấn thấp. Ngược lại, những bác sĩ chưa có kinh nghiệm thường mất nhiều thời gian mài răng, cấy trụ Implant nên mức độ đau sẽ nhiều hơn.
Thiết bị, máy móc: Ngoài những yếu tố trên, cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng đáng kể đến mức độ đau khi trồng răng giả. Nếu có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, bác sĩ có thể dễ dàng đánh giá tình trạng răng và thực hiện trồng răng nhanh chóng hơn. Đây cũng là lý do nhiều người lựa chọn các phòng khám nha khoa quốc tế thay vì đến các cơ sở y tế công lập.
Trồng răng giả có thể gây đau nhức nhưng mức độ đau phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt.
Trồng răng giả đau bao lâu thì khỏi?
Tình trạng đau nhức sau khi trồng răng giả là phản ứng thông thường do mô nướu, xương hàm và men răng bị xâm lấn. Ngoài ra, cảm giác sưng đau cũng có thể xảy ra do nướu chưa quen với sự xuất hiện của răng giả.
Trồng răng giả đau bao lâu thì khỏi là vấn đề được nhiều người quan tâm. Được biết, mức độ và thời gian đau sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Trong đó, phần lớn sẽ hết đau trong khoảng vài ngày cho đến vài tuần.
Tuy nhiên cũng sẽ có nhiều trường hợp đau nhức nhiều và dai dẳng do cơ địa nhạy cảm. Trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau hoặc có thể tái khám trong trường hợp cần thiết.
Các biện pháp giảm đau sau khi trồng răng giả
Sau khi trồng răng giả, răng thường có hiện tượng đau nhức, ê buốt và nướu răng sưng viêm trong khoảng vài ngày. Để giảm đau, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:
1. Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh là cách giảm đau răng tại nhà an toàn và hiệu quả. Cách này có thể áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, bao gồm cả đau sau khi trồng răng giả. Chườm lạnh giúp co mạch máu, từ đó giảm tình trạng sưng viêm và chảy máu. Ngoài ra, nhiệt độ lạnh còn làm tê liệt dây thần kinh ở vùng nướu răng, qua đó cải thiện tình trạng đau nhức và khó chịu.
2. Sử dụng thuốc giảm đau
Ngoài chườm lạnh, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng đau nhức sau khi trồng răng giả. Các loại thuốc này có thể dùng mà không cần kê toa. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết.
3. Có chế độ ăn uống hợp lý
Sau khi trồng răng giả, cơ thể sẽ cần một thời gian để thích ứng hoàn toàn. Do đó trong thời gian này, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý để giảm áp lực lên răng giả. Qua đó cải thiện tình trạng đau nhức, ê buốt và khó chịu.
. Hạn chế một số thói quen xấu
Ngoài những cách giảm đau trên, bạn cũng có thể giảm mức độ đau bằng cách hạn chế một số thói quen xấu như dùng răng cắn xé vật cứng, nghiến răng, hút thuốc lá, nhai một bên hàm,…
Xem thêm: bọc răng sứ nacera giá bao nhiêu
Các thói quen này sẽ gây áp lực lên một vài răng cố định khiến cho răng dễ bị đau nhức – nhất là trong trường hợp mới trồng răng giả. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh tình trạng chải răng quá mạnh khiến cho răng giả bị đau nhức và chậm phục hồi.
5. Nghỉ ngơi điều độ
Nghỉ ngơi điều độ sau khi trồng răng giả sẽ giúp cho nướu răng thích ứng nhanh hơn, qua đó làm giảm tình trạng sưng nướu và đau nhức. Ngoài ra, nghỉ ngơi sẽ giúp giảm căng thẳng và hạn chế tình trạng co cứng cơ hàm. Điều này góp phần cải thiện tình trạng đau, ê buốt và khó chịu khi ăn nhai.
Đau sau khi trồng răng giả – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đau là phản ứng thường gặp sau khi trồng răng giả. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau khoảng vài ngày cho đến vài tuần. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, đau sau khi trồng răng có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm. Do đó, bạn nên tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau:
Răng giả bị đau nhức dữ dội
Nướu sưng đỏ, chảy máu
Khoang miệng có mùi hôi
Vị trí răng giả có hiện tượng tiết dịch và dịch có mùi hôi khó chịu
Sưng hạch góc hàm
Khó há miệng và đau nhức dữ dội khi ăn nhai
Trên đây là thông tin giải đáp “Trồng răng giả có đau không?” và những biện pháp giảm đau an toàn, hiệu quả. Nếu tình trạng đau nhức kéo dài và không có cải thiện khi áp dụng các biện pháp tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ để kịp thời phát hiện và xử trí biến chứng.
www.facebook.com/nhakhoathammysunshine
Bài viết khác cùng Box :
- Thời gian thực hiện làm răng sứ Titan mất bao lâu?
- Nguyên nhân chảy máu sau khi làm IUI và cách xử lý hiệu quả
- Ngăn ngừa ngực chảy xệ như thế nào?
- Bảng giá làm răng sứ Titan mới nhất cho bạn năm 2024
- Tìm hiểu phương pháp cấy IUI: Giải pháp thụ thai hiệu quả
- Nam giới ngực chảy xệ có sao không?
- Khám Phá Hình Ảnh Bọc Răng Sứ Titan Đẹp Nhất 2024
- Bị đa nang nên làm IUI hay IVF để có con nhanh chóng?
- Một bên ngực bị xệ làm gì cho đẹp?
- Tìm hiểu giá chụp răng sứ Titan mới nhất hiện nay
Tags: