Trồng răng cấm có được không? Giá bao nhiêu? là các vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những vấn đề này, qua đó có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi can thiệp các phương pháp phục hình răng.

Trồng răng cấm được không?
Răng cấm bao gồm răng số 6 và số 7 hay còn gọi là răng hàm số 1 và số 2. Răng cấm nằm ở bên trong và gần cuối cung hàm với chức năng chính là nhai, nghiền nát thức ăn. Trên thực tế, việc nhổ bỏ răng cấm sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai hơn so với các răng khác trên cung hàm. Do đó, bác sĩ thường chỉ yêu cầu nhổ răng trong trường hợp cần thiết.

Trồng răng cấm được không là băn khoăn của nhiều bạn đọc. Tương tự như các răng khác, bạn hoàn toàn có thể trồng răng cấm sau khi đã nhổ bỏ răng. Trồng răng sẽ giúp khôi phục hình dáng và chức năng của răng cấm. Nhờ đó, bạn có thể ăn uống như bình thường sau khi răng bị nhổ bỏ.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp trồng răng cấm như làm hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Trong khi đó, cấy ghép Implant là phương pháp duy nhất có thể phục hình chân răng và phòng ngừa được hiện tượng tiêu xương răng.

Các phương pháp còn lại chỉ phục hình được thân răng nên chỉ có thể cải thiện chức năng ăn nhai, phát âm và giao tiếp, hoàn toàn không thể ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương răng như cấy ghép Implant. Tuy nhiên, làm cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp có ưu điểm là chi phí thấp, quy trình thực hiện nhanh và phạm vi chỉ định rộng.

Trường hợp mất răng số 6 có thể thực hiện 1 trong 3 phương pháp trồng răng trên. Tuy nhiên nếu bị răng số 7, bạn chỉ có thể trồng răng Implant hoặc làm hàm giả tháo lắp. Bởi làm cầu răng sứ bắt buộc phải có 2 răng bên cạnh để làm trụ. Thực tế, bên cạnh răng số 7 là răng số 8 (răng khôn) nhưng việc mài răng khôn để làm trụ đỡ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do đó, giải pháp tốt nhất trong trường hợp mất răng số 7 là cấy ghép Implant hoặc làm hàm giả tháo lắp.
Xem thêm: bọc răng sứ cercon ht có tốt không

Trồng răng cấm có đau không?
Trồng răng cấm có đau không là băn khoăn của khá nhiều bạn đọc. Bởi cảm giác đau nhức răng gây khó chịu và tạo tâm lý căng thẳng cho một số người. Thực tế, hiện nay các thủ thuật xâm lấn đều có sự hỗ trợ của thuốc tê nha khoa nên gần như không có cảm giác đau nhức hay khó chịu.

Sau khi hết thuốc tê, bạn sẽ có hơi đau nhức và sưng nhẹ vùng nướu. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau và kháng viêm để giảm các triệu chứng khó chịu nên bạn không cần phải lo lắng.

Nhìn chung, mức độ đau khi trồng răng cấm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa, tay nghề của bác sĩ, phương pháp trồng răng,… Trong đó, trồng răng bằng phương pháp làm hàm giả tháo lắp hoàn toàn không gây đau do không xâm lấn vào xương hay mô nướu.

Để giảm tình trạng đau nhức sau khi trồng răng cấm, bạn nên chườm đá lạnh và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, nên dùng thức ăn mềm, lỏng, ít gia vị, uống nhiều nước, kiêng đồ nóng và nghỉ ngơi hợp lý để vết thương nhanh phục hồi.

Nếu chăm sóc đúng cách, nướu răng và xương hàm sẽ phục hồi nhanh chóng sau khi trồng răng cấm. Nhờ đó, tình trạng sưng viêm và đau nhức cũng sẽ thuyên giảm rõ rệt. Trong trường hợp bị đau nhức dữ dội sau khi trồng răng, bạn nên thông báo với bác sĩ để được thăm khám, xác định nguyên nhân và can thiệp các phương pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm: bọc răng sứ ht smile giá bao nhiêu

Trồng răng cấm bao nhiêu tiền? Chi phí cụ thể
Trồng răng cấm hết bao nhiêu tiền là vấn đề được nhiều người quan tâm khi có ý định phục hình răng số 6 và số 7. Chi phí thực tế sẽ phụ thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn. Trong đó, làm hàm giả tháo lắp sẽ có chi phí thấp nhất và trồng răng Implant là phương pháp có chi phí đắt đỏ nhất.

Chi phí cũng sẽ có sự chênh lệch giữa các phòng khám, bệnh viện và một số yếu tố khách quan khác. Để có sự chuẩn bị trước khi trồng răng, bạn đọc có thể tham khảo chi phí trồng răng cấm trong nội dung sau.
Bảng giá trồng răng cấm cụ thể từng phương pháp (tham khảo):

Hàm giả tháo lắp có giá khoảng 500.000 – 2.000.000 đồng/ 1 răng
Làm cầu răng sứ có giá từ 1.000.000 – 7.000.000 đồng/ 1 răng tùy theo loại sứ
Trồng răng Implant có giá khoảng 18.000.000 – 35.000.000 đồng/ răng tùy theo trụ Implant và chất liệu của mão sứ
Trồng răng cấm là phương pháp phức tạp nên chi phí thường đắt đỏ hơn so với các phương pháp khác. Để đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín nếu có ý định thực hiện phương pháp này. Đồng thời nên thận trọng với các phòng khám quảng cáo trồng răng với chi phí rẻ bất ngờ.

Trên đây là những thông tin giải đáp “Có trồng răng cấm được không? Giá bao nhiêu?” và một số vấn đề có liên quan. Để có sự chuẩn bị kỹ càng hơn, bạn có liên hệ với phòng khám nha khoa để được tư vấn về chi phí. Ngoài ra, nên xem xét chế độ bảo hành, chính sách hậu mãi và quy trình trồng răng nhằm chọn được cơ sở uy tín, đáng tin cậy.
www.facebook.com/nhakhoathammysunshine


Bài viết khác cùng Box :