Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng giúp bé phát triển và tăng sức miễn dịch. Tuy nhiên không phải lúc nào mẹ cũng có thể cho con bú trực tiếp mà cần vắt sữa cho con. Vậy sữa mẹ vắt ra để ngăn mát được bao lâu, đọc bài viết dưới đây sẽ giúp tìm hiểu.


Thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ
Thành phần sữa mẹ có các chất như chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất, và các yếu tố vi lượng mà con cần để phát triển khỏe mạnh, với lượng cần thiết cho nhu cầu của từng độ tuổi của bé. Cụ thể:


Casein: lượng chất đạm đặc biệt giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy, viêm tai, dị ứng và nhiễm trùng đường hô hấp.
Canxi: vi chất thiết yếu, là tiền đề giúp bé đạt chiều cao tiêu chuẩn sau này. Mẹ có thể sử dụng thêm viên canxi cho mẹ sau sinh giúp đảm bảo lượng canxi cần thiết.
Lactose: đường trong sữa mẹ giúp bé dễ dàng thu nhận chất sắt.
DHA: tốt cho sự phát triển trí não và mắt của em bé.
Lipase: loại men giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và thu nhận chất béo.
Amylase: giúp bé tiêu hóa các chất bột.
Lactase: giữ vai trò thu nhận đường lactose trong sữa mẹ, hơn nữa giúp phát triển thần kinh và não bộ, điều hòa sinh khuẩn đường ruột.
Sữa mẹ bảo quản ngăn mát được bao lâu?
Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu?


Các chuyên gia khuyến cáo sữa mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 4 độ C thì sữa có thể được bảo quản lên đến 4 ngày. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo chất lượng sữa mẹ được tốt nhất, mẹ nên cho bé sử dụng ngay trong 2-3 ngày.


Trường hợp mẹ muốn bảo quản lượng sữa nhiều và lâu hơn thì có thể trữ sữa trong tủ đông, cụ thể:


Đối với loại tủ mini kết hợp ngăn mát và ngăn đá cùng cửa chung thì sữa mẹ có thể bảo quản được trong 2-3 tuần bởi hoạt động đóng mở tủ sẽ làm giảm nhiệt độ ở ngăn đá.
Đối với loại tủ 2 cánh (chứa cánh riêng cho ngăn mát và ngăn đá) thì sữa mẹ vắt ra ngoài có thể lưu trữ được đến 3 tháng.
Nếu bảo quản sữa mẹ trong tủ đông chuyên dụng với nhiệt độ nhỏ hơn -18 độ C thì có thể trữ sữa mẹ được trong 6 tháng.
>>Xem thêm: thuốc DHA cho mẹ cho con bú loại nào tốt


Ngoài ra, mẹ cũng nên quan tâm cách bảo quản sữa khoa học vừa đảm bảo các chất dinh dưỡng có trong sữa vừa giúp lưu trữ được sữa đúng thời gian khuyến cáo như:


Lưu ý vệ sinh thật sạch sẽ dụng cụ hút sữa và bình sữa mẹ sử dụng đựng sữa. Mẹ có thể đựng sữa vào chai thủy tinh hoặc các loại túi đựng chuyên dụng hay các bình nhựa loại cứng không chứa BPA. Mẹ tuyệt đối không được sử dụng túi nilon để đựng sữa.
Mẹ cần chú ý ghi rõ ngày giờ vắt sữa lên dụng cụ đựng sữa và sử dụng theo thứ tự lần lượt.
Trước khi vắt sữa ra ngoài, mẹ cần lau sạch đầu vú và chườm khăn ấm lên đầu vú trong khoảng 2 phút.
Sữa sau khi được vắt ra ngoài mẹ cần tiến hành bảo quản ngay, không nên tiếp tục bảo quản lượng sữa dư do bé đã ăn thừa.
Mẹ sau sinh không nên hòa sữa mới vắt với những túi đựng sữa đã được lưu trữ trước đó.
>>Xem thêm: phụ nữ sau sinh bị nóng trong người phải làm sao


Hướng dẫn cách hâm nóng sữa mẹ nên biết


Hâm sữa là công việc quen thuộc và đơn giản với các bà mẹ bỉm sữa, tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết cách hâm sữa đúng để lưu giữ được các dưỡng chất trong sữa mẹ. Sau đây sẽ hướng dẫn cách hâm sữa mẹ đúng cách trước khi cho bé uống:


Sữa được lưu trữ trong ngăn mát tủ lạnh: đầu tiên mẹ lấy sữa trong tủ lạnh ra và ngâm với nước ấm 40 độ C. Khi sữa không quá lạnh thì mẹ có thể cho bé uống, lưu ý không nên ngâm quá lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa.
Sữa được bảo quản trong ngăn đá: mẹ nên chuyển sữa từ tủ đá xuống tủ lạnh trước khi cho bé uống 1 ngày. Khi sữa chuyển sang dạng lỏng thì mẹ hâm sữa ở nhiệt độ 40 độ C, thấy sữa hết lạnh có thể cho bé uống. Mẹ nên lắc sữa trước lúc cho bé uống, xong, không nên lắc quá mạnh để tránh làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sữa mẹ.
>>Xem thêm: thiếu máu sau sinh uống thuốc gì


Những hướng dẫn về thời gian bảo quản sữa mẹ kể trên chỉ phù hợp, an toàn cho trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh. Với trẻ sinh non hoặc trẻ không có hệ miễn dịch khỏe mạnh, sự phát triển của vi khuẩn trong sữa khi để ở nhiệt độ phòng có thể gây nguy hiểm cho bé. Do đó, trong trường hợp này, chỉ nên để sữa ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ hoặc để trong tủ lạnh. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.


Bài viết khác cùng Box :