Trà là một loại thức uống rất quen thuộc và được sử dụng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu mang lại sự tiện lợi mọi lúc mọi nơi, sản phẩm túi trà lọc ra đời, nhưng hương vị vẫn được giữ nguyên vẹn trong từng túi trà. Đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này nếu bạn đang quan tâm đến quy trình sản xuất trà túi lọc nhé!

Bước 1: Chọn lọc lá trà và trộn nguyên liệu
Cây trà (hay cây chè) tên khoa học là Camellia sinensis. Đây là nguyên liệu được sử dụng chủ yếu cho sản xuất trà túi lọc. Ngoài ra một số loại trà có thể bổ sung các loại thảo dược khác để tăng thêm hương vị cho thành phẩm. Những búp trà non sau khi hái sẽ được sơ chế sạch sẽ bụi bẩn, và bước vào công đoạn trộn. Người sản xuất sẽ tính toán chính xác tỉ lệ của các nguyên liệu trước khi phối trộn, sau đó các nguyên liệu sẽ được đưa vào máy để trộn đều.
Bước 2: Làm héo trà
Làm héo trà có thể sử dụng 2 phương pháp là héo mát hoặc héo nắng. Đây là một bước quan trọng để tạo thời gian chuyển hóa các chất trong lá trà. Độ ẩm của trà sẽ giảm khi trà héo, điều này giúp trà được bảo quản một cách tự nhiên. Quá trình làm héo trà cần đạt được các yêu cầu như trà sẽ có sắc xám sáng bóng, mùi thơm tự nhiên, dễ chịu và khi nắm trà có cảm giác ráp tay, trà rơi ra từ từ.

Bước 3: Loại bỏ quá trình lên men tự nhiên
Trong nguyên liệu có sẵn các enzyme tự nhiên có thể làm biến đổi các chất bên trong, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết có nhiệt và ẩm phù hợp. Vì vậy để đình chỉ hoạt động của các enzyme này, người ta thực hiện bước loại bỏ quá trình lên men tự nhiên nhằm cố định hương vị, làm mềm lá trà.

Bước 4: Gia công cơ học
Gia công cơ học là một bước vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất trà túi lọc. Quá trình này làm độ dập của các tế bào lá trà tăng lên, khối trà sẽ được lên men đồng đều hơn, ổn định trong điều kiện và thời gian như nhau. Làm dập vỡ lá trà bằng các tác động cơ học như vò, cắt, quay lá, nghiền, sàng, lá trà có sự đồng nhất tạo nên hương vị và màu sắc đặc trưng trong nước pha.
Bước 5: Quá trình ủ trà
Muốn chuyển hóa vị trà cũng như tăng màu sắc và hương thơm cho thành phẩm thì trà phải trải qua quá trình ủ. Quá trình ủ trà sẽ phụ thuộc vào lượng nước bên trong lá trà (thủy phần của khối chè), cụ thể:

Nếu lượng nước cao – độ ẩm từ 60-61%, sau khi vò, trà chưa trải qua sấy sơ bộ thì quá trình này cần khống chế và theo dõi thời gian ủ từ 4-5 giờ.
Nếu lượng nước trung bình đạt từ 18-20%, lá trà đã trải qua sấy sơ bộ thì quá trình này được kéo dài từ 18-24 giờ.
Nếu lượng nước thấp và độ ẩm của lá trà khoảng 9-10%, trà đã trải qua lần sấy cuối cùng thời gian ủ có thể kéo dài từ 1-2 ngày.
Bước 6: Ướp hương cho trà
Đây là quá trình góp phần tăng hương thơm cho trà, các chất thơm sử dụng để ướp hương cũng có tác dụng kích thích tinh thần, khiến tinh thần sảng khoái, thoải mái, tốt cho hệ tiêu hóa. Các loại hương liệu có thể sử dụng và được sử dụng phổ biến là các loại trái cây, quả mọng đặc biệt như cam bergamot, mộc qua, nho hay các loại hoa tươi như hoa nhài, hoa sen,… Người ta sẽ trộn lẫn, nghiền và phối trộn các hương liệu theo một tỷ lệ thích hợp.

Bước 7: Đóng gói thành phẩm và bảo quản thành phẩm
Sau khi trà được ướp hương, thành phẩm sẽ được chuyển qua thiết bị chuyên đóng gói trà túi lọc. Túi lọc trà là một loại túi giấy được sản xuất đặc biệt, độ thẩm thấu cao, không hàn nhiệt. Hương vị trà không bị ảnh hưởng và an toàn với người sử dụng. Điều kiện nơi bảo quản phải khô ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ đúng quy định.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM TRANG LY
ĐỊa chỉ: Số 5 -G19, Tập thể Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
NHÀ MÁY SẢN XUẤT: Khu Công Nghiệp Nguyên Khê – Đông Anh – Hà Nội
VP Mỹ: 4801 Little John Street F Baldwin Park, CA 91706 USA
VP Nga : Trung tâm thương mại thuộc Tổ hợp đa chức năng Hà Nội Mátxcơva, số 146, Đại lộ Yaroslavkoe TP Mátxcơva, Liện bang Nga

https://trangly.vn/gia-cong-san-xuat...a-hoa-my-pham/
https://trangly.vn/gia-cong-thuc-pha...hat-luong-cao/
https://trangly.vn/gia-cong-thuc-pha...t-nha-may-gmp/
https://trangly.vn/bat-mi-nha-may-gi...hat-tai-tphcm/


Bài viết khác cùng Box :