Rất nhiều mẹ bầu có thể bị nhầm lẫn giữa thai nhi bị nấc cụt và thai máy. Bài viết này sẽ giúp mẹ tìm hiểu các dấu hiệu thai nhi bị nấc cụt và những ảnh hưởng của nấc cụt đến sức khỏe mẹ và bé. Từ đó giúp mẹ biết cách chăm sóc mẹ bầu an toàn và hiệu quả.


Dấu hiệu thai nhi bị nấc cụt trong bụng mẹ
Khi thai nhi bị nấc cụt, mẹ bầu có thể nhận biết qua một số dấu hiệu cơ bản sau đây:
Các mẹ sẽ cảm nhận được những cú giật nhẹ ở vùng bụng dưới. Khi mẹ bầu đặt tay lên bụng sẽ cảm nhận thấy rung động như là tiếng tim đang đập hoặc tiếng gõ đều đều.
Thời gian trung bình cho mỗi cơn nấc cụt là khoảng từ 3 đến 15 phút trên một cơn. Một ngày con có thể có từ một đến vài cơn nấc xuất hiện.
Thời điểm thai nhi bị nấc cụt có thể xuất hiện vào bất kỳ lúc nào, không kể ngày hay đêm. Mẹ bầu có thể nhìn thấy hình ảnh bé yêu nấc cụt rõ ràng nhất thông qua siêu âm thai nhi.
Nấc cụt có thể xảy ra từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi và kéo dài cho đến hết thai kì.
Từ những dấu hiệu thai nhi bị nấc cụt có thể giúp các mẹ phân biệt được khi nào là thai nhi nấc cụt và khi nào là thai máy nhất là đối với những mẹ mang thai lần đầu. Cảm nhận thai nhi bị nấc cụt là một trong những trải nghiệm đáng nhớ khi mang thai của các mẹ.


>>Xem thêm: thuốc bổ sung sắt và axit folic cho bà bầu ngừa thiếu máu dị tật thai nhi


Vì sao thai nhi bị nấc cụt?
Bạn có thể bắt đầu cảm nhận được thai nhi nấc cụt vào khoảng tam cá nguyệt 2 và 3. Không phải tất cả thai nhi đều có nấc cụt, do đó không có gì lạ nếu bạn không cảm nhận được hoạt động này của thai. Những nguyên nhân khiến thai nhi bị nấc cụt bao gồm:


Bé tập phản xạ bú mút: Ngoài những dấu hiệu nhận biết thai nhi vung tay, đạp chân bé cũng đã bắt đầu tập phản xạ bú mút. Quá trình này giúp điều chỉnh được khả năng bú mút sau khi chào đời và giảm nguy cơ tắc nghẽn phổi. Đây cũng là nguyên nhân khiến thai nhi nấc cụt.
Sự chuyển động bất thường của cơ hoành: Cũng giống với người lớn, thai nhi sẽ nấc cụt cũng do chuyển động bất thường của cơ hoành. Lúc này các cơ quan chưa được hoàn thiện, em bé chưa cân bằng được nhịp nuốt, khi nuốt em bé thở ra, hút vào đẩy ối ra ngoài và tạo nên tiếng nấc cụt.
Con muốn chào đời: Những tiếng nấc của thai nhi cũng để mẹ và các bác sĩ biết được con sắp đến ngày chào đời. Nếu khi sinh con ra, mẹ nhận thấy trên mặt con có một số vết đỏ trên da, đây cũng chính là lý do khiến em bé nác cụt.
Dây rốn bị chèn ép: Vào tuần thứ 32, mẹ cảm thấy em bé hay bị nấc thường xuyên và kéo dài nguyên nhân có thể là do dây rốn bị chèn ép. Khi dây rốn bị chèn ép, lượng oxy được đưa đến bị giảm khiến cho thai nhi bị nấc trong thời gian dài.
>>Xem thêm: thuốc DHA bầu loại nào tốt


Thai nhi bị nấc cụt có nguy hiểm không?
Chuyên gia cho biết thai nhi bị nấc cụt là phản xạ tự nhiên của bé yêu và là tình trạng hoàn toàn bình thường. Phần lớn thai nhi chưa cân bằng được nhịp nuốt và thở dẫn tới có thể nấc cụt nhiều lần trong ngày. Khi thai nhi lớn dần, các cơ quan được hoàn thiện hơn, phản xạ bú mút thuần thục hơn, khi đó tình trạng nấc cụt sẽ giảm dần. Thai nhi bị nấc cụt nhiều lần trong ngày không ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé và của mẹ. Do đó, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nhé.


Thế nhưng, mẹ cần hết sức lưu ý nếu thai nhi bị nấc cụt do nguyên nhân dây rốn bị chèn ép. Đây là dấu hiệu nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp đến em bé. Nhất là vào tam cá nguyệt thứ 3, khi thai nhi đã lớn dần lên mà mẹ vẫn cảm nhận được thai bi nấc cụt trong thời gian dài là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Trong thời gian dài mẹ vẫn cảm nhận thấy thai nhi bị nấc hoặc có bất cứ bất thường nào cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ sản khoa thăm khám và có hướng xử lý kịp thời.


>>Xem thêm: thời điểm uống sắt tốt nhất cho bà bầu


Bên cạnh đó, các mẹ nên giữ trạng thái tinh thần thoải mái, ăn uống sinh hoạt điều độ, khám thai định kì để duy trì sức khỏe thai kì thật tốt nhé. Chúc mẹ có sức khỏe tốt cho thai kỳ trọn vẹn!


Bài viết khác cùng Box :