Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy bổ sung sắt cho bé bằng thức ăn giàu sắt rất quan trọng, có thể giúp trẻ phòng ngừa thiếu máu và phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Cùng tìm hiểu ba mẹ nhé.


Bổ sung sắt cho bé bao nhiêu là đủ?
Sắt là một chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sức khỏe, góp phần quan trọng hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất. Sắt tham gia tạo hemoglobin, một chất có trong hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến tất cả các cơ quan.


Nếu bé không được bổ sung lượng sắt đầy đủ sẽ dẫn đến thiếu máu, tức là thiếu hemoglobin, nghĩa là thiếu oxy trong máu. Thiếu máu thường khiến bé mệt mỏi, hệ miễn dịch bị suy giảm và một số biến chứng khác.


Do đó, khi bổ sung sắt cho trẻ, ba mẹ cần biết hàm lượng sắt con mình cần là bao nhiêu vì bổ sung thiếu hay thừa sắt cũng không tốt. Ba mẹ có thẻ tham khảo khuyến nghị về việc bổ sung sắt cho trẻ:


Trẻ 0 – 6 tháng tuổi: Mỗi ngày cần 0,27mg sắt.
Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: Mỗi ngày cần 11mg sắt.
Trẻ 1 – 3 tuổi: Mỗi ngày cần 7mg sắt.
Trẻ 4 – 8 tuổi: Mỗi ngày cần 10mg sắt.
Với trẻ sinh non hoặc nhẹ cân thì hàm lượng sắt sẽ cần nhiều hơn những đứa trẻ bình thường khác.


>>Xem thêm: nên bổ sung sắt cho trẻ khi nào


Hướng dẫn mẹ cách bổ sung sắt cho trẻ bằng thực phẩm
Không biện pháp nào an toàn và hữu hiệu để bổ sung chất sắt cho trẻ bằng các nguồn có trong tự nhiên. Mẹ có thể cung cấp sắt cho bé qua thực phẩm bằng 3 cách gồm: bú mẹ, ăn thực phẩm giàu sắt và sử dụng sản phẩm bổ sung sắt.


Cung cấp sắt cho trẻ bằng sữa mẹ


Các chuyên gia luôn khuyến cáo phụ nữ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi. Những tháng đầu đời, sữa mẹ và lượng sắt dự trữ trong cơ thể bé từ lúc còn trong bụng mẹ cũng cung cấp đủ hàm lượng sắt cơ thể trẻ cần.


Việc của mẹ là nên ăn uống đủ chất, ăn những thực phẩm giàu sắt cho mẹ sau sinh để cung cấp đủ sắt và các dưỡng chất quan trọng khác cho bé bú. Ngoài ra, mẹ cũng nên uống viên sắt tốt cho mẹ sau sinh để cung cấp đủ sắt cho cả mẹ và em bé. Mẹ nên uống sắt đến hết giai đoạn nuôi con sữa mẹ.


Bổ sung sắt qua thực phẩm


Với những trẻ từ 6 tháng tuổi đang trong độ tuổi ăn dặm, ba mẹ có thêm một cách để bổ sung sắt cho trẻ đó là cho con ăn những thực phẩm giàu sắt. Bổ sung đủ sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu và rất tốt để phát triển não bộ. Những thực phẩm giàu sắt có thể thêm vào thực đơn cho trẻ như:


Thịt đỏ: thịt bò, thịt ngan, thịt nạc lợn… là thực phẩm có lượng sắt tương đối cao, lại giàu protein nên tốt cho sự phát triển của bé. Ngoài ra, những thực phẩm này còn chứa nhiều kẽm, giúp tăng cường trí nhớ và hỗ trợ phát triển tế bào thần kinh não bộ.
Rau có màu xanh đậm: rau bina, rau cải xoăn, súp lơ xanh, rau mồng tơi, rau ngót… đều chứa hàm lượng sắt cao. Ngoài ra, chúng còn giàu chất xơ, vitamin B6, B12… tốt cho sức khỏe của bé.
Lòng đỏ trứng gà: lòng đỏ trứng không chỉ giàu sắt mà còn chứa nhiều protein, canxi, các loại vitamin.
Ngũ cốc: ngũ cốc nguyên cám giàu sắt, kẽm, canxi, các loại vitamin giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.
Củ quả có màu vàng: bí đỏ, khoai lang, khoai tây đều chứa hàm lượng sắt cao cũng như các vi chất khác.
Sữa: Nếu mẹ không đủ sữa, bé cần được uống sữa công thức. Sữa công thức là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, gồm sắt, canxi, DHA, các loại vitamin… tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Tim, gan động vật: Đây là nguồn thực phẩm cực giàu sắt cho trẻ. Tim gan bò, lợn, gà… đều giàu sắt và dễ hấp thu. Tuy nhiên, nên cho bé ăn ở mức độ vừa phải, không ăn liên tục quá nhiều.
>>Xem thêm: mẹ sau sinh uống canxi loại nào tốt giúp bổ sung canxi cho mẹ và bé qua nguồn sữa mẹ


Sử dụng thực phẩm bổ sung sắt


Bên cạnh 2 cách bổ sung sắt cho trẻ bằng thực phẩm kể trên, ba mẹ có thể sử dụng thực phẩm bổ sung cho bé. Tuy nhiên, trước khi bổ sung, ba mẹ nên cho con đi khám, xét nghiệm để xem bé có đang bị thiếu sắt hay không, thiếu nhiều hay ít để lựa chọn sản phẩm có hàm lượng sắt phù hợp.


>>Xem thêm: uống sắt loại nào không bị nóng


Trên đây là các nguồn bổ sung sắt cho trẻ bằng thực phẩm mà mẹ có thể tham khảo để xây dựng thực đơn hàng ngày. Lưu ý rằng với các bé biếng ăn mẹ nên lựa chọn và chế biến sao cho kích thích vị giác của bé tốt nhất.


Bài viết khác cùng Box :