Tăng huyết áp thai kỳ, còn được gọi là tăng huyết áp do mang thai (PIH) là một bệnh lý thường xảy ra nhất trong thai kỳ. Tăng huyết áp khi mang thai ảnh hưởng đến khoảng 5-10% phụ nữ mang thai. Bệnh nếu không được phát hiện sớm, kiểm soát hoặc điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm cho cả thai nhi và mẹ. Vậy mẹ bầu bị cao huyết áp phải làm sao? Bài viết sau sẽ cung cấp thêm thông tin giúp mẹ đưa ra hướng xử lý phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.


Mẹ bầu bị huyết áp cao có nguy hiểm không?


Huyết áp cao khi mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng, với mức độ tác động tùy thuộc vào thời gian mang thai và độ tăng huyết áp của mẹ. Cụ thể:


Ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu


Những thai phụ bị huyết áp cao có thể làm tăng cao một số nguy cơ như:
Tiền sản giật: Có khoảng 25% bà bầu huyết áp cao tiếp tục tiến triển nhanh thành tình trạng tiền sản giật trong khi mang thai, lúc chuyển dạ hoặc ngay sau khi sinh bé. Tiền sản giật là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của thai nhi trong tử cung người mẹ, gây tác động xấu tới gan, thận, tim, mắt, máu và hệ thần kinh của mẹ bầu.
Tăng nguy cơ huyết áp cao ở lần mang thai sau: Những mẹ bầu bị huyết áp cao ở lần đầu tiên mang thai có nguy cơ lặp lại tình trạng này ở lần mang thai sau, kèm theo nguy cơ đột quỵ cao hơn.
Ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng mẹ


Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà thai nhi trong bụng gặp phải một số biến chứng như:
Chậm phát triển hoặc thai lưu: Khi thai nhi không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất từ mẹ sẽ khiến bé phát triển chậm hơn, không đạt theo tiêu chuẩn cân nặng bình thường, nguy cơ xấu hơn là bị lưu thai trong bụng mẹ.
Sinh non: Một số thai phụ huyết áp cao hoặc tiền sản giật có thể sinh sớm hơn bình thường, tuy nhiên những em bé sinh non thường yếu ớt hơn bình thường và có nguy cơ tử vong cao hơn.
>>Xem thêm: loại sắt nào tốt cho bà bầu giúp ngừa thiếu máu


Phải làm sao khi bà bầu bị huyết áp cao?


Như vậy, tình trạng huyết áp cao khi mang thai có thể khiến cho cả mẹ và bé gặp nguy hiểm, vì vậy mẹ cần có sự chuẩn bị từ trước khi mang thai, đi khám và kiểm tra huyết áp của bản thân, phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn sớm nếu có để xử lý kịp thời. Mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
Sử dụng máy đo huyết áp thường xuyên sẽ giúp mẹ kiểm tra chính xác tình trạng huyết áp hiện tại của mình ngay tại nhà để quan sát nhận biết các triệu chứng tăng huyết áp dễ dàng hơn.
Khám thai định kỳ theo lịch để đo huyết áp tại bệnh viện, đồng thời phát hiện những nguy cơ bị cao huyết áp nếu có, từ đó tiến hành điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để ổn định tình trạng hiện tại.
Nếu mẹ bị huyết áp cao đơn thuần và không có dấu hiệu tiền sản giật thì vẫn cần theo dõi thường xuyên, bà bầu bị huyết áp cao nên ăn gì đó là mẹ cần có chế độ ăn uống đủ chất kết hợp với vận động tập luyện thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe.
Bà bầu cao huyết áp và có triệu chứng tiền sản giật là trường hợp nguy hiểm cần được theo dõi tại bệnh viện, với một số trường hợp không điều trị hiệu quả, bác sĩ có thể đình chỉ thai kỳ sớm để bảo vệ tính mạng mẹ bầu.
>>Xem thêm: DHA bầu giúp em bé thông minh lanh lợi


Mách mẹ cách phòng tình trạng cao huyết áp khi mang thai


Các cụ ta có câu "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", do đó, trước khi mắc chứng cao huyết áp trong thai kỳ, mẹ bầu nên thực hiện những biện pháp phòng tránh để bảo vệ an toàn cho cả mẹ và thai nhi như sau:
Lên kế hoạch dinh dưỡng hợp lý để ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp, với một thực đơn đủ chất, tránh tăng cân đột ngột, béo phì.. Bữa ăn của mẹ bầu cần được cân đối đủ rau xanh, chất đạm, chất xơ, protein. Trong quá trình chế biến mẹ nên hạn chế sử dụng đường, muối, mỡ động vật.. và có thể thay thế bằng chất béo tốt có nguồn gốc thực vật.
Uống thật nhiều nước để thanh lọc thải độc cơ thể, đồng thời duy trì huyết áp ở mức ổn định. Bởi khi cơ thể thiếu nước, tình trạng tích nước sẽ diễn ra, cơ thể sẽ giữ lại Natri để bù lượng nước thiếu hụt, từ đó ảnh hưởng tới yếu tố tăng huyết áp.
Vận động tập luyện thường xuyên để thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm nguy cơ bị huyết áp cao trong thai kỳ. Những môn thể thao phù hợp với mẹ bầu bao gồm yoga, đi bộ, bơi lội.
Sự thay đổi hormone trong thai kỳ gây tác động tới cả tâm lý và thể chất mẹ bầu. Nếu mẹ thường xuyên cảm thấy căng thẳng, áp lực thì tình trạng huyết áp cao có thể khó kiểm soát hơn. Vì vậy, bà bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thực hiện các sở thích cá nhân như đọc sách, nghe nhạc, thiền… nhằm giảm thiểu stress.
>>Xem thêm: sắt có uống chung với DHA được không
Bà bầu bị huyết áp cao có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, vì vậy mẹ cần chú ý kiểm tra huyết áp thường xuyên và thực hiện chế độ dưỡng thai khoa học để đề phòng những nguy cơ xấu xảy ra trong thai kỳ.


Bài viết khác cùng Box :