PDA

Xem chế độ đầy đủ : Niềng răng là gì? Lý do tại sao nên niềng răng?



nhingoc
06-08-2021, 05:11 PM
Hiện nay, các bệnh viện chuyên về lĩnh vực chăm sóc, thẩm mỹ răng miệng hay các nha khoa mọc lên như "nấm sau mưa". Bởi hầu hết chúng ta đều mắc phải các vấn đề về răng miệng, nhu cầu chăm sóc và thẩm mỹ răng cũng vì vậy mà ngày càng được nâng cao. Trong đó, niềng răng cũng không quá mới mẻ và là một trong những dịch vụ nhận được nhiều sự quan tâm. Vậy bạn biết thế nào là niềng răng không? Niềng răng có tác dụng gì?

Niềng răng thẩm mỹ là gì?

Niềng răng thẩm mỹ (https://teennie.vn/pages/nieng-rang-tham-my) là cách gọi một phương pháp điều trị vấn đề của răng hoặc hàm. Khi bạn có tình trạng răng bị hô, móm, mọc lệch lạc, lệch hàm,... các bác sĩ sẽ dùng những khí cụ nha khoa chuyên dụng để tạo lực kéo phù hợp đưa răng, hàm trở về đúng vị trí. Đây chính là niềng răng. Nhờ vào niềng răng, bạn sẽ có được một nụ cười đẹp, tăng thẩm mỹ cho khuôn mặt và giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.

https://file.hstatic.net/200000237837/file/bang-gia-nieng-rang-teennie-1_db0885958a394c73aa5c5d2a5251b63b.jpg
Niềng răng là một trong những phương pháp thẩm mỹ răng phổ biến hiện nay

Tại sao nên niềng răng?

Khi răng gặp tình trạng hô, móm, vẩu hay mọc lệch. Chúng sẽ khiến cuộc sống người bệnh trở nên khó khăn và làm họ dễ mặc cảm, tự ti. Vì thế, niềng răng ra đời để giải quyết những vấn đề này.

Bạn có thể đến nha sĩ hay các nha khoa niềng răng uy tín (https://teennie.vn/) để thăm khám, kiểm tra tình trạng răng miệng. Từ đó sẽ chẩn đoán được có nên niềng răng hay không. Một số trường hợp thường cần phải áp dụng phương pháp niềng răng là:

Răng hô: Còn được gọi là răng vẩu, tình trạng răng hàm trên mọc chìa và vẩu ra ngoài so với bình thường.

Răng móm: Tình trạng sai khớp cắn ngược làm cho gương mặt trông như bị gãy khi nhìn nghiêng.

Răng mọc lệch: Tình trạng răng mọc chen chúc, không sắp xếp thẳng hàng trên dưới, không đảm bảo cân đối và đúng khớp cắn.

Răng thưa: Là tình trạng khoảng cách của các kẽ răng rộng hơn mức bình thường.

Các trường hợp sai lệch khớp cắn như: Khớp cắn sâu, khớp cắn ngược, khớp cắn chéo. khớp cắn hở,...