Những lợi ích của yoga cho bà bầu:
Tập yoga trước khi sinh là một phương pháp tiếp cận đa diện để giúp tinh thần bà bầu được phấn chấn, hưng phấn hơn nhờ vào sự tập trung hơi thở. Nghiên cứu cho thấy rằng tập yoga cho bà bầutrước khi sinh là việc làm an toàn, có nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai và em bé trong bụng.
Tránh những cơn gồng cứng khi vượt cạn: Kỹ thuật thở đòi hỏi bà bầu lấy không khí vào thật chậm qua mũi, làm đầy phổi và thở ra hoàn toàn với dạ dày được ép chặt. Kỹ thuật thở này giúp bà bầu bình tĩnh hơn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Khi bà bầu đang trong cơn đau hoặc đang sợ hãi, cơ thể bà bầu sản xuất ra một chất làm tăng nhịp tim và có thể sản xuất ít oxytoxin hơn (oxytoxin là hormone có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình chuyển dạ). Thêm vào đó, nếu biết cách thở đúng, bà bầu sẽ tránh được những cơn gồng cứng người khi sinh con, bà bầu sẽ thấy mình linh hoạt hơn.
Cân bằng cơ thể: tác động thật sâu vào hệ thống tuyến nội tiết giúp người mẹ lấy lại sự cân bằng trong cơ thể, tăng lượng tuần hoàn máu đến các bộ phận tốt hơn, hệ hô hấp được cải thiện, tiêu hoá tốt, tăng sức đề kháng và sự trao đổi chất giữa mẹ và con cũng tốt hơn. Bên cạnh đó, luyện tập các động tác Yoga cho bà bầu, giúp tăng cường sự mềm dẽo, uyển chuyển của hệ thống cơ, xương ở các vùng cổ, đốt sống cổ, đốt sống lưng, xương đùi, xương chậu …
Trái tim khỏe: Bà bầu sẽ được khuyến khích chuyển động cổ và cánh tay thật chậm rãi, nhẹ nhàng. Hoạt động này giúp cơ thể bà bầu được thoải mái, thả lỏng hơn, các cơ bắp của bà bầu sẽ được khôi phục, thả lỏng, thở nhịp nhàng để có một trái tim khỏe.
Thư giãn, linh hoạt: Yoga cho bà bầu giúp cải thiện giấc ngủ; giảm bớt căng thẳng, lo lắng; tăng sức mạnh, tính linh hoạt và sức chịu đựng của cơ bắp cần thiết cho thời gian vượt cạn sắp tới; giảm đau lưng; tránh buồn nôn; giảm đau đầu và khó thở; giảm nguy cơ sinh non, cao huyết áp thai kỳ…
Kết nối: Bên cạnh đó, hoạt động này còn giúp bà bầu kết nốibà bầu với một nhóm các bà bầu khác. Việc thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, tâm sự cũng giúp các bà bầu giải tỏa được sự căng thẳng trước khi sinh.
>>> Xem thêm về một số lớp tập yoga thái hà cho mẹ bầu uy tín
Thai phụ mới tập yoga lần đầu, nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, đồng thời tập luyện đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút, tốt hơn là lâu lâu tập một lần với khoảng thời gian dài. Sau buổi tập 10-15 phút mới được uống nước hay ăn thức ăn lỏng; sau 30 phút ăn thức ăn đặc. Trong hai tháng cuối của thai kỳ, cần tránh tập những tư thế đầu gối cao hơn khung xương chậu, vì những tư thế này khiến thai nhi không được đặt ở vị trí tốt nhất.
Khi tập yoga, bà bầu cần chú ý đến cơ thể, lắng nghe cơ thể của mình. Bà bầu có thể tập chậm rãi và tuyệt đối tránh những tư thế vượt quá kinh nghiệm và khả năng của mình. Nếu bà bầu gặp bất kỳ một sự cố nào dù nhỏ khiến bà bầu đau, thậm chí chảy máu, nhận thấy những cử động của thai nhi ít hẳn so với trước, bà bầu cần dừng tập luyện ngay và liên hệ với bác sĩ của chính mình.

Trường hợp không nên tập Yoga cho bà bầu:
Ngộ độc thai nghén; dọa sẩy thai; hay chóng mặt, buồn nôn, huyết áp cao và thấp; có tiền sử sinh non. Tuy nhiên, những bài tập nhẹ nhàng như bài tập hít thở, thư giãn vẫn an toàn cho bà bầu, giúp bà bầu an tâm, bình tĩnh và tự tin lúc sinh nở.
Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu thai kì:
Bà bầu cần nói chuyện với giáo viên dạy yoga về tình trạng mang thai của mình và cho họ biết điều mà bà bầu mong muốn khi tham gia lớp học.
Trong những tháng đầu của thai kì, bà bầu có thể sẽ không có nhiều hạn chế trong việc tập luyện nhưng nhớ làm theo quy tắc cơ bản nhất của tập thể dục an toàn khi mang thai đó là uống nhiều nước trước, trong và cả sau khi tập để giữ cân bằng cho cơ thể.
Hít thở sâu và thường xuyên theo hướng dẫn trong mỗi tư thế yoga. Nếu bà bầu cảm thấy đau hoặc khó chịu, hãy nói với giáo viên để điều chỉnh hoặc đề nghị một tư thế khác phù hợp hơn.
Yoga cho bà bầu 3 tháng giữa thai kì:
Bước sang giai đoạn này, các khớp xương của bà bầu đang dần nới lỏng hơn vì vậy mà bà bầu cần thận trọng khi luyện tập. Đừng cố gắng giữ một tư thế trong một thời gian dài, tiến hành các động tác thật chậm và cẩn thận để phát huy tối đa hiệu quả và tránh chấn thương. Tránh lạm dụng thời gian nằm thư giãn thẳng lưng trên thảm quá lâu để đảm bảo máu lưu thông tốt tới tử cung của mẹ bầu.
Yoga cho bà bầu 3 tháng cuối thai kì:
Giai đoạn này bà bầu thường thấy cơ thể bất tiện hơn bởi bụng bầu đã trở nên khá lớn. Bà bầu nên thực hiện các tư thế đứng với sự hỗ trợ của đạo cụ như một chiếc ghế để tránh mất cân bằng, gây thương tích cho mẹ hoặc thai nhi. Ngoài ra các đạo cụ hình khối như bóng cao su, dây đai cũng có thể giúp bà bầu di chuyển và thay đổi nhiều tư thế một cách ổn định và an toàn. Ghi nhớ: Không giữ một tư thế trong một thời gian dài, di chuyển thường xuyên là rất quan trọng với mẹ bầu.
>>> Các lớp yoga cho mẹ và bé Hà Nội là nơi kết nối tình mẫu tử
Một số động tác yoga cho bà bầu
Thầy Nguyễn Văn Phương – Chủ nhiệm CLB giáo viên Yoga Việt Nam (Nguyên Trưởng bộ môn Yoga Tp.HCM) giới thiệu một số động tác yoga cho bà bầu.
Tư thế xuống tấn: Đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng vai, hai tay chắp lại trước ngực – hít vào, từ từ hạ thấp hai gối – thở ra, giữ lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước. Giữ yên tư thế trong khoảng năm giây, đồng thời hít thở chậm bằng mũi. Lặp lại năm lần.
Lợi ích: Đây là một trong những tư thế thiết yếu đối với phụ nữ mang thai, giúp hóa giải các chứng phù nề, làm khỏe cơ hoành, gia tăng dung tích hô hấp, làm mạnh khớp gối, các cơ đùi và bụng dưới. Tập cho xương chậu quen dần với việc mở khung trong lúc sinh nở.
Tư thế đứng vặn cột sống: Đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng vai, hai tay chống vào hông – hít vào, từ từ vặn cột sống sang phải – thở ra. Giữ yên tư thế từ 15-30 giây. Sau đó đổi bên, vặn cột sống sang trái.
Lợi ích: Mở rộng dung tích phổi để cơ thể dung nạp được nhiều oxy, duy trì và gia tăng độ mềm dẻo toàn bộ các khớp xương sống từ cổ đến thắt lưng. Khả năng giữ thăng bằng được ổn định.
Tư thế quỳ nghiêng cột sống: Quỳ gối, hai tay xuôi dọc theo thân người, mắt nhìn thẳng – hít vào, từ từ nghiêng sang phải – thở ra, vai thả lỏng, các ngón tay để co tự nhiên đặt sát vào gối. Giữ yên tư thế từ 15-30 giây, hít thở chậm bằng mũi. Sau đó đổi bên, nghiêng cột sống sang trái.
Lợi ích: Hóa giải những rối loạn và cứng đau mỏi vùng vai, cổ, gáy, làm giảm và ngăn ngừa sự tích mỡ thừa ở phần bụng, eo.
Tư thế trăng lưỡi liềm: Quỳ gối chuẩn bị, bước chân phải lên, co gối lại sao cho đùi và cẳng chân tạo thành một góc nhọn, chân trái duỗi dài ra phía sau, hai tay đặt lên gối phải – hít vào. Từ từ chống tay thẳng, ngả lưng và cổ ra sau – thở ra. Giữ vững tư thế từ 15-30 giây, tâm trí hướng về thắt lưng, hít thở chậm bằng mũi. Sau đó đổi bên.
Lợi ích: Thúc đẩy khí huyết lưu thông vùng thắt lưng, vùng vai, cổ, tác động đến các cơ nằm sâu trong khoang bụng và lưng. Tập luyện tư thế này thường xuyên sẽ giúp xương chậu mở dễ dàng trong lúc sinh nở.
Tag: lớp yoga thái hà


Bài viết khác cùng Box :