Môi trường sống thay đổi, thói quen sinh hoạt chưa hợp lý, do mắc bệnh nam khoa, phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục,… chính là những nguyên nhân gây nên hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt ở nam nữ giới. Tuy nhiên, những triệu chứng này lại thương bị nhiều người bỏ qua và gây nên những hiểm họa khôn lường. Vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ sẻ một cách tổng quan về chứng tiểu buốt tiểu rắt, từ đó giúp người bệnh chủ động hơn trong việc thăm khám và hỗ trợ điều trị bệnh.






Tiểu buốt tiểu rắt là gì?
Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt không phải là một chứng bệnh, mà đây là một trong những dấu hiệu bất thường của các bệnh lý liên quan đến hệ bài tiết, tiết niệu và cảnh báo về sức khỏe sinh sản của bạn đang gặp vấn đề.
Tiểu buốt: Người bệnh có cảm giác đau buốt và khó chịu đặc biệt khi đi tiểu, do vậy, người bệnh thường sợ đi tiểu hoặc nhịn tiểu, đi tiểu không dám tiểu mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Tiểu rắt (Nhiều người vẫn thường dùng với từ tiểu dắt): Nam giới thường xuyên đi tiểu và lượng nước tiểu mỗi lần đi lại rất ít, chỉ nhỏ giọt, kèm theo cảm giác buồn tiểu liên tục, nhưng không tiểu được.

Nguyên nhân gây tiểu rắt tiểu buốt là gì?
Bị tiểu rắt và buốt là hiện tượng không chỉ gặp đối với phụ nữ mà còn gặp nhiều ở nam giới. Gây ra hiện tượng cảm giác đau rát, đau buốt khi đi tiểu nhiều lần. Nếu tiểu rắt tiểu buốt vì vi khuẩn thì ngoài biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt người bệnh còn có thể thấy tiểu đục và có mùi khai rất khó chịu. Tình trạng sẽ ngày một nặng nếu không được chữa trị kịp thời. Thậm chí, người bệnh có thể đi tiểu ra máu, mủ và có nguy cơ bị viêm thận, suy thận… Còn trong trường hợp tiểu buốt tiểu rắt do nóng trong, thường kèm theo biểu hiện như:
● Nước tiểu màu vàng đậm
● Nước tiểu rất khai
Tuy nhiên nhưng các triệu chứng trên thường không diễn biến nặng hơn theo thời gian mà thường xuyên tái phát, thường xuyên nhiệt miệng, nổi mụn nhọt…
Theo tìm hiểu của các chuyên gia thì có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng bị tiểu rắt và buốt. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây tiểu rắt và buốt:
– Do viêm bàng quang:
Viêm bàng quang là nguyên nhân phổ biến thường gặp gây ra hiện tượng tiểu rắt và buốt cho các bệnh nhân. Khi người bệnh bị nhiễm vi khuẩn vào trong bàng quang, từ đó chúng phát triển và gây ra kích ứng viêm nạc bàng quang mà dẫn đến bị viêm bàng quang.
Người bệnh bị viêm bàng quan sẽ gây ra các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần trong ngày gây ra cảm giác tiểu rát buốt. Ngoài ra, triệu chứng còn gây ra cảm giác đau đến xương mu và khó chịu cho người bệnh.
– Do viêm tuyến tiền liệt ở nam giới:
Tuyến tiền liệt là tuyến rất nhỏ nằm phía dưới bàng quang bao quanh niệu đạo của nam giới. Người bệnh mắc phải tuyến tiền liệt do bị stress thường xuyên, môi trường làm việc ô nhiễm hay phải tiếp xúc nhiều với hóa chất…Từ đó làm cho tuyến tiền liệt bị viêm sưng sẽ khiến cho nam giới đi tiểu nhiều lần, gây ra hiện tượng tiểu rắt tiểu buốt ở cả vùng dưới và dương vật.
– Do viêm niệu đạo:
Ngoài các nguyên nhân trên thì viêm niệu đạo cũng là nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu rắt cho các bệnh nhân. Đây là tình trạng người bệnh bị viêm nhiễm ở ống niệu đạo. Nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Khi bị viêm niệu đạo sẽ gây ra tình trạng tiểu rắt nhiều lần, khi đi tiểu kèm theo cảm giác đau rát và buốt ở vùng kín.

Cách thức điều trị tiểu buốt tiểu rắt
Khi có triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, bạn nên đến cơ sở y tế để khám và thực hiện một số xét nghiệm. Bác sĩ tiến hành khám lâm sàng, sau đó chỉ định thực hiện một số xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định “thủ phạm” gây bệnh.
Việc điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào từng diện bệnh:
● Viêm nhiễm: Người bệnh có thể điều trị bằng nội khoa, thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, giảm chứng tiểu buốt. Thuốc tây hoặc đông y đều mang lại hiệu quả. Trong đó, thuốc đông y được đánh giá có mức độ an toàn cao, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
● Các bệnh xã hội: Mỗi bệnh lý sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt. Đặc biệt bệnh lậu, đây là bệnh có khả năng kháng thuốc cao, người bệnh cần làm kháng sinh đồ để điều trị bệnh hiệu quả.
● Các bệnh sỏi: Nếu tình trạng tiểu buốt do sỏi trong niệu đạo, bàng quang, thận…người bệnh sẽ điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa để lấy sỏi ra. Nếu để bệnh kéo dài, sỏi thận có thể gây suy giảm chức năng thận, thậm chí gây tử vong do suy thận.
● Thậm chí, nếu phát hiện tế bào ung thư, người bệnh sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật.
Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh:
● Uống nhiều nước, khoảng 2 lít nước mỗi ngày, không quá nhiều hoặc quá ít.
● Không nhịn tiểu, buồn tiểu là phải đi ngay.
● Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng chống lại sự phát triển của vi khuẩn, nấm…
● Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ.
● Nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ để tránh nhiễm khuẩn từ âm đạo ngược lên bàng quang, thận.


Bài viết khác cùng Box :