Thời trang luôn là lĩnh vực thay đổi theo thời gian. Nó có thể thay đổi theo mùa, xu thế, lĩnh vực, ngành nghề hay thậm chí là có thể thay đổi theo phong trào. Do vậy, khi bạn đang có kế hoạch mở shop quần áo và muốn dấn thân vào lĩnh vực này thì bạn phải đầu tư nghiêm túc, nghiên cứu và chuẩn bị kế hoạch kinh doanh quần áo một cách cụ thể, chi tiết.



Lập kế hoạch kinh doanh quần áo được coi là nền móng vững chắc để định hướng và kiến tạo nên cửa hàng. Kinh doanh thời trang đòi hỏi người kinh doanh phải tính toán tỉ mỉ, cẩn thận từng chi tiết. Từ số vốn, đối tượng khách hàng và làm thế nào để tiếp thị, duy trì nó. Nếu bạn toàn tâm toàn ý theo đuổi đam mê kinh doanh thì đừng tiếc thời gian để lên kế hoạch kinh doanh shop thời trang. Bởi vì nếu thiếu kế hoạch, bạn sẽ dễ dàng đi chệch hướng, mắc phải sai lầm.

Dưới đây là một bài viết tổng hợp các kinh nghiệm mở shop quần áo được đúc kết từ kinh nghiệm bán hàng trong lĩnh vực thời trang. Bạn nên chú ý tham khảo nhé.

1, Phác thảo sơ bộ về ý tưởng kinh doanh

Bước đầu tiên là lập kế hoạch mở shop quần áo là phải phác thảo kế hoạch cửa hàng tương lai của bạn. Phần này gồm các thông tin cơ bản như tên cửa hàng, phong cách mang lại, mục tiêu phát triển, định hướng mà cửa hàng theo đuổi.

Việc xác định tên cửa hàng rất quan trọng. Bán hàng không phải là bán sản phẩm mà là bán phong cách. Đó là điều bạn luôn cần nhớ và quyết định xem cửa hàng của bạn có khác gì so với cửa hàng khác.

Ngay trong bước lập kế hoạch kinh doanh quần áo, bạn hãy cân nhắc xem cửa hàng bạn muốn đem lại cho khách hàng là gì. Phác thảo tầm nhìn và những tưởng tượng đầu tiên về cửa hàng, tương lai không chỉ giúp bạn tập trung phát triển chúng mà còn giúp bạn không chệch hướng đi.

Khi lập kế hoạch, việc đặt tên cho cửa hàng của là việc quan trọng. Có nhiều tên để đặt, nhưng làm sao cho tên cửa hàng ngắn gọn, dễ nhớ, không bị trùng lặp với cửa hàng khác.

Những mục tiêu phát triển của cửa hàng nên hoạch định trong một thời gian dài. Nếu bạn chỉ lập kế hoạch kinh doanh thời trang trong thời gian ngắn. Bạn không thể bao quát toàn bộ quá trình phát triển của cửa hàng. Đồng nghĩa với đó là bạn không có một phương hướng mở rộng và làm ăn lâu dài.

2, Lập kế hoạch kinh doanh quần áo cụ thể

Xác định khách hàng mục tiêu

Khi lập kế hoạch kinh doanh quần áo. Bạn cần phải lập kế hoạch kinh doanh đầu tiên, cụ thể là khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng tới là ai. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm kinh doanh quần áo của người đi trước thì không nên tham lam nhắm đến nhiều đối tượng. Bởi một sự nghiệt ngã là bạn hoàn toàn không đủ thời gian để có thể lựa chọn sản phẩm cho quá nhiều đối tượng, lứa tuổi. Dù thời trang của bạn đến đâu thì cũng sẽ dễ dàng tạo nên một kho hàng nếu như nó không phù hợp với thị hiếu khách hàng.



Vì thế, khi lập kế hoạch kinh doanh shop thời trang. Bạn cần phải xác minh mình sẽ mở cửa hàng quần áo nam hay nữ, bán cho sinh viên hay dân công sở, hướng tới đối tượng thu nhập cao hay trung bình. Đây là bước quan trọng vì nó sẽ quyết định số vốn bạn phải bỏ ra, tìm nguồn hàng, chiến lược tiếp thị sau này…

Nghiên cứu kỹ thị trường

Khi có kế hoạch, bạn cần phải nghiên cứu đối thủ của bạn đang bán như thế nào, chất lượng ra sao, kiểu dáng, chất lượng đảm bảo.
Nghiên cứu thị trường là một công việc bắt buộc. Xác định được đối tượng khách hàng của bạn đang cần gì. Nếu bạn cho rằng mọi người là khách hàng của bạn thì đây là sai lầm.

Dù cho sản phẩm của bạn có đặc biệt đến đâu hay mức độ phủ sóng như thế nào thì bạn không thể bạn được cho tất cả mọi người. Với những yếu tố như độ tuổi, giới tính, học vấn, địa lý … sẽ dẫn đến những yêu cầu khách hàng khác nhau đối với sản phẩm.

Nhờ bước xác định đối tượng sản phẩm, bạn có thể tập hợp được một số thông tin như lứa tuổi, sức mua, lối sống, số lượng nhóm khách hàng. Từ nền tảng này thì mới có thể ước tính được thị phần của sản phẩm kinh doanh.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, bạn cần phải tìm hiểu thêm thông tin về ngành, hỏi han các đầu mối tại chợ, cách đi đánh hàng. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, mối đe dọa cho cửa hàng của bạn. Tìm kiếm các thông tin chi tiết về cửa hàng bán lẻ quần áo trong khu vực, sức cạnh tranh, tính toán cách tiếp thị khách hàng, các kênh phân phối bán hàng, tính bền vững, các lợi thế cạnh tranh.

Xác định số vốn cần có khi mở shop quần áo ?

Xác định số vốn là bước cực kì quan trọng trong kế hoạch mở shop quần áo. Dù bạn có đầu tư kinh doanh đi chăng nữa thì nên dành ra 50% số vốn của mình để lấy sỉ quần áo đợt hàng đầu tiên. Đừng nên mạo hiểm nhập hết hàng với số tiền mình có. Theo kinh nghiệm của các chủ shop thời trang, bạn nên có vốn dự phòng để đề phòng những trường hợp rủi ro có thể xảy ra.

Nếu bạn mở cửa hàng online thì vốn tối thiểu từ 30 đến 60 triệu cho việc nhập hàng và quảng cáo online. Còn nếu bạn mở cửa hàng tập trung buôn bán quần áo thì bạn nên mở một cửa hàng nhỏ với số vốn từ 60 đến 90 triệu đồng để nhập hàng, thuê mặt bằng, trang trí không gian, quảng cáo online.

Nếu bạn không có nhiều vốn thì không nên lấy nhiều hàng hóa mà không có sự chọn lọc. Bởi nếu lấy hàng không có gì đặc biệt, không đẹp thì sẽ khó bán. Khi nhập hàng, bạn nên lựa chọn hàng đẹp mắt, hợp với xu hướng cũng như chú ý đến các ngày lễ và mùa vụ để có kế hoạch lấy hàng hợp lý. Kinh doanh cửa hàng quần áo thì chi phí ban đầu cho giá kệ thời trang là cực kì tốn kém. Để tiết kiệm chi phí, bạn nên sử dụng móc treo thời trang trên trường, kệ treo quần áo, hoặc tìm mua kệ cũ ở những cửa hàng thời trang khác.

===>> Đọc bài viết chi tiết tại https://thoitrangteenthienphuc.blogs...nguoi-moi.html


Bài viết khác cùng Box :