Chắc hẳn đến đây các bạn cũng đã biết “tổ tiên” của chiếc áo thun thời nay rồi đúng không? Trong suốt hơn 100 trăm năm hình thành và phát triển, cùng với đó câu chuyện về những chiếc áo thun luôn chứa đựng vô vàn những điều thú vị. Cùng mình khám phá những bí mật xoay quanh chiếc áo này nhé:
Áo thun về cơ bản vẫn “lạc hậu” mãi với một kiểu dáng xa xưa
Dù có “thay da đổi thịt’, trải qua bao biến cố thì áo thun vẫn giữ nguyên một kiểu dáng áo có thân hình chữ nhật, hai tay dang ra tạo thành hình chữ T, đó là lí do áo có tên gọi khác là áo T-shirt.
Áo thun may bằng len
Áo thun may bằng len? Liệu có sai? Nhưng không, vào thế kỉ XIX, áo thun được may bằng vải len để chống cảm cúm và giúp da thở. Tuy nhiên, khi nền công nghiệp thời trang phát triển, cụ thể là ngành bông vải có bước tiến vượt bậc thì áo thun đã được may bằng sợi cotton mềm mịn, thoáng mát hơn nhiều.
Trong lịch sử, áo thun đều có tay ngắn
Do xuất phát điểm là những chiếc áo lót của quân đội Mỹ nên áo thun từ xưa thậm chí cho đến tận bây giờ đều có kiểu dáng tay ngắn là chủ yếu. Tuy nhiên, cũng có một kiểu áo thun không tay mà ta hãy gọi theo cách người Việt đó là áo 3 lỗ, “sang” hơn , Tây hơn một chút thì được gọi là áo Tank-top. Vào những năm 1920, loại áo này người ta hay mặc để đi bơi. Tại thời điểm đó, hồ bơi không được gọi là swimming pool như bây giờ mà được thay thế bởi cái tên swimming tank (bể bơi). Nên áo có tên là Tank-top (áo bể).
Giới trẻ gọi áo Tank-top là “Hành hung vợ”
Ít có ai biết, chiếc áo thun đẹp, ấn tượng là vậy mà có một thời chúng bị coi là những chiếc áo “hành hung vợ”. Bởi lẽ, giữa những năm 1990, một show truyển hình cùa Mỹ rất ăn khách lúc bấy giờ đó là Cops. Show này có những tập phim tái hiện cảnh sát bắt những gã đàn ông vợ. Đa số, các gã chồng “tiểu nhân” này đều bị tóm gọn với một diện mạo bụng thì bự, hành hung vợ trên ghế sofa, súc miệng bằng bia, trên người mặc chiếc áo thun trắng bó sát, lấm lem vết sốt cà chua. Có lẽ, chính sự căm ghét và ám ảnh bởi lão chồng “khốn nạn” ấy mà chiếc áo thun vô tình bị gắn mác với cái tên không hề hay ho chút nào.
Áo T-shirt mặc nhiên được coi là chỉ dành cho đàn ông
Như đã viết về lịch sử áo thun phần đầu bài, chiếc áo thun có nguồn gốc từ những chiếc áo lót sử dụng bởi những người lính Mỹ. Cho đến năm 1943, quân đội Hoa Kì đổi áo màu từ màu trắng sang màu kaki nhằm mục đích ngụy trang cho người lính.
T-shirt suýt nữa bị “tiêu diệt” dưới bàn tay của diễn viên tài năng Clark Gable
Diễn viên Clark Gable
Diễn viên Clark Gable (1901-1960)
Giữa những năm của thế kỉ XX, điện ảnh chính là “chất xúc tác” làm cho áo thun trở nên phổ cập hơn. Tuy nhiên, có ai ngờ rằng chính điện ảnh là con dao 2 lưỡi đã vô tình suýt tiêu diệt áo thun. Cụ thể, năm 1934, khi diễn viên Clark Gable đóng cảnh nóng trong bộ phim “It Happened One Night”, chàng diễn viên điển trai và nam tính này đã lột chiếc áo sơ mi trước khi lên giường mà bên trong không có chiếc áo thun lót. Chính vì thế mà cánh đàn ông Mỹ thì nhau bắt chước và chiếc áo thun đã bị vứt vào thùng rác.
Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc đã “ cứu” chiếc T-shirt
Vào giữa những năm 50 của thế kỉ XX, Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc với chiến thắng thuộc về Hoa Kì. Khi đó, những người lính Mỹ trở về mặc trên mình chiếc áo T-shirt, và từ đó, đây áo thun được coi là biểu tượng của một vẻ đẹp nam tính và mạnh mẽ.
Áo thun trắng và quần jeans gắn liền với giới lao động chân tay
Cũng vào thời điểm những năm 50 thế kỉ XX, do không muốn gắn liền với hình ảnh của giới văn phòng thế nên giới trẻ nổi loạn họ đã mặc áo thun trắng và quần jeans để bày tỏ thái độ đứng về phe giới lao động chân tay.

T-shirt – Biểu tượng của sự bình đẳng giới tính
Áo thun là biểu tượng cho sự bình đẳng giới tính
Vốn dĩ chỉ dành cho nam giới, nhưng ngày nay áo T-shirt đã được phổ cập, ai cũng có thể mặc được dù là nam hay nữ, kể cả cộng đồng LGBT. Hình ảnh trên chiếc áo thun thể hiện quan điểm chính trị, sự bình đẳng cộng đồng, không phân biệt, ai ngày nay cũng đều có thể mặc áo thun trong cuộc sống hằng ngày.


Bài viết khác cùng Box :