Bạn thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều chất tẩy rửa, khiến da bị khô và bong tróc. Những biểu hiện đó thường xuất hiện liên tục ở gót chân, móng chân và tay của bạn. Có thể đó là dấu hiệu của bệnh á sừng, vậy biểu hiện của bệnh á sừng là gì? Bạn muốn biết rõ về căn bệnh này, vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bệnh á sừng là gì?
Á sừng hay còn gọi là bệnh vẩy nến á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Lớp sừng chuyển hóa dở dang gọi là lớp sừng non, sừng bở, sừng tạp, kém chất lượng. Bệnh không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày.

Một số biểu hiện của bệnh á sừng
Biểu hiện của bệnh á sừng là gì?
Bạn lo lắng mình mắc phải bệnh á sừng, nhưng không biết biểu hiện chúng ra sao? Liệu căn bệnh này có nguy hại đến sức khỏe nhiều không? Đó là băn khoăn của rất nhiều người khi mắc căn bệnh này. Vậy biểu hiện của bệnh á sừng là gì?
Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Vùng bàn tay, chân bị á sừng thường khô ráp, tróc da, nứt nẻ ở ria, gót chân và đầu các ngón. Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn gây sưng tấy.
Vào mùa hè, vùng da bệnh bị ngứa, nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì lỗ chỗ. Vào mùa đông, tình trạng nứt nẻ càng nặng, phần da bệnh dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón gọi là đứt cổ gà, đi lại đau đớn.
Vào mùa đông, tình trạng nứt nẻ càng nặng, phần da bệnh dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón gọi là đứt cổ gà, đi lại đau đớn.
Biểu hiện của bệnh á sừng xuất hiện ở lứa tuổi nào?
Nhiều người hoang mang không biết biểu hiện của bệnh á sừng là gì? Xuất hiện ở lứa tuổi nào? Bệnh á sừng có thể rơi vào mọi lứa tuổi, kể cả ở trẻ em. Nhưng có thể tự khỏi như tới tuổi dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh… cũng có nhiều trường hợp bệnh kéo dài cả đời.

Những biểu hiện á sừng tái phát theo mùa gây khó chịu cho người bệnh. Nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, người bệnh rất dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy ở vùng da bị bệnh. Chính vì thế, khi thấy biểu hiện của bệnh á sừng, bạn không nên chủ quan, cần đi khám ở các cơ sở y tế uy tín và tìm cách chữa trị kịp thời.
Phòng tránh bệnh á sừng như thế nào?
Để điều trị á sừng cần sử dụng các loại thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng kết hợp với thuốc kháng sinh. Bên cạnh việc dùng đúng thuốc, đủ liều lượng và thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn cần có chế độ chăm sóc da phù hợp:
Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại. Hạn chế tiếp xúc với nước khi không cần thiết. Hạn chế sử dụng xà phòng, lựa chọn loại dầu gội đầu, xà bông tắm phù hợp với da.
Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung chất xơ, rau củ quả, vitamin A, C, D, E nhằm tăng cường chất lượng lớp sừng trên da.
Chú ý tránh cào gãi, kỳ cọ và bóc vảy da, bởi nó sẽ hỗ trợ gián tiếp cho việc bùng phát của bệnh á sừng.
Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để giúp da luôn mềm mại, không bị khô ráp
Việc dùng đúng thuốc và có chế độ chăm sóc da phù hợp sẽ giúp loại bỏ sớm các biểu hiện của bệnh á sừng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ để nắm được tiến triển tình trạng bệnh và điều chỉnh đơn thuốc phù hợp.
Biểu hiện của bệnh á sừng là gì? Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đã tự tìm được câu trả lời cho mình. Vì vậy, bạn nên có cách phòng tránh hợp lý, nếu thấy biểu hiện rõ rệt, cần đến ngay cơ sở ý tế khám và chữa trị kịp thời.
Nguồn: http://chuabenhviemda.com/nguyen-nhan-benh-a-sung


Bài viết khác cùng Box :